Giỏ hàng

Nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa ngày Thương binh liệt sỹ 27/7

Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày tri ân, tưởng nhớ công lao của các anh hùng, liệt sỹ, cũng là ngày để người dân Việt Nam thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.

MỤC LỤC [Hiện]

    Ngày Thương binh liệt sĩ là ngày nào trong năm nay?

    Hàng năm cứ đến ngày 27/7, người dân Việt Nam lại hướng về các liệt sỹ đã hy sinh để thành kính dâng hương, tri ân công lao to lớn của những anh hùng. Đồng thời, đây cũng là dịp quan trọng để chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân đến thăm hỏi các gia đình liệt sỹ và những mẹ Việt Nam anh hùng.

    Năm 2023, ngày thương binh liệt sĩ rơi vào thứ 5, ngày 27/7/2023 dương lịch

    Nguồn gốc lịch sử ngày thương binh liệt sỹ

    Sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp lại quay lại, với âm mưu đòi xâm lược nước ta một lần nữa. Toàn thể dân toàn quân ta tiếp tục anh dũng đứng lên, quyết tâm chiến đấu và bảo vệ độc lập chủ quyền nước nhà.

    Khi ấy, có nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường. Nỗi đau chiến tranh, nhiều gia đình mất mát đi người thân, mẹ mất con, vợ mất chồng. Chính quyền Việt Nam đã xúc tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn để xoa dịu nỗi đau của gia đình các chiến sĩ.

    Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn - sau được đổi tên Hội giúp binh sĩ bị thương được thành lập ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), ở Hà Nội và một số nơi khác.

    Năm 1946, trước diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh, số người chết và bị thương tăng lên do sự chênh lệch về vũ khí cũng như chiến thuật. Đời sống của binh lính lúc đó, nhất là những binh sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

    Trước yêu cầu đó, cùng với việc kêu gọi giúp đỡ thương binh gia đình tử sĩ, vào năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/8/1947 Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sĩ.

    Ngày 26/2/1947, Phòng thương binh thuộc Chính trị Cục, quân đội quốc gia Việt Nam được thành lập. Đầu tháng 7/1947 Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập. Cùng thời gian này, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, các đại biểu Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã dự một cuộc họp do cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam tổ chức. 

    Cuộc họp chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ.

    Đây là ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, là dịp để người dân tỏ lòng hiếu nghĩa và tỏ lòng yêu mến thương binh.

    Ý nghĩa ngày thương binh liệt sỹ 27/7

    Ngày 27/7 còn là ngày thể hiện sự trân trọng, tri ân đến các anh hùng liệt sỹ, với tầm lòng thành kính nhất. Đồng thời thể hiện sự quan tâm tới bà mẹ Việt Nam anh hùng và người thân trong gia đình của họ.

    Đồng thời ngày này thể hiện lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những chiến sỹ đã hy sinh vì dân vì nước.

    Nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa ngày Thương binh liệt sỹ 27/7

    Vào ngày 27/7, nhiều hoạt động tri ân và tôn vinh các anh hùng liệt sỹ diễn ra trên khắp cả nước. Những hoạt động đó nhằm tôn vinh người có công với cách mạng, khẳng định sự cống hiến, hy sinh của các chiến sỹ là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là sự vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người

    Không những thế, đây còn là dịp phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

    Ý nghĩa chính trị ngày 27/7

    Tổ chức các hoạt động ý nghĩa trong ngày 27/7 nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo. Đồng thời, thể hiện tính ưu việt và bản chất của Đảng và Nhà nước ta, càng củng cố niềm tin cho nhân dân. 

    Ý nghĩa nhân văn 27/7

    Nêu gương cho thế hệ ngày này và mai sau tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, "uống nước nhớ nguồn", đền ơn đáp nghĩa của dân tộc đối với thế hệ cha ông.

    Ngày thương binh liệt sĩ năm 2023 là vào ngày thứ năm tức ngày 10 tháng 6 âm lịch.

    Gợi ý những món quà tặng ý nghĩa trong ngày Thương binh liệt sỹ 27/7

    Trong ngày này có lẽ thật khó có thể lựa chọn những món quà tặng cho các cựu chiến binh, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể chọn một số món quà liên quan đến nhu cầu thiết yếu hàng ngày như thực phẩm, hay quần áo, những vật dụng thiết yếu khác bộ ấm chén, hay bộ bát đĩa,... Với mẹ Việt Nam anh hùng, thiết nghĩ trao tặng tiền sẽ phù hợp nhất. 

    Tranh chữ Phúc mạ vàng với ý nghĩa Phúc như đông hải trường lưu thủy...là món quà ý nghĩa cho cựu chiến binh.

    Ngoài ra, đối với các cựu chiến binh các bạn còn có thể tham khảo món quà tượng bác Hồ và nhân dân các dân tộc do Golden Gift Việt Nam chế tác vô cùng ý nghĩa để dành tặng cho họ. Món quà như sự nhắc nhớ lại những kỷ niệm hào hùng về một thời oanh liệt bên đồng đội của mình. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm các món quà lưu niệm làm quà tặng trong dịp này.

    Như vậy, trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa của ngày thương binh liệt sỹ 27/7.

    Xin kin chúc các bà mẹ liệt sỹ anh hùng, các ông bà là cựu chiến binh luôn có thật nhiều sức khỏe!

    Minh Tran/ Golden Gift Việt Nam