Giỏ hàng

Tặng đũa có ý nghĩa gì trong văn hoá người Nhật?

Đối với người Nhật Bản, văn hoá tặng quà có nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Một đặc trưng trong thói quen tặng quà của người Nhật đó là việc tặng nhau những đôi đũa. Đằng sau đó là một câu chuyện vô cùng độc đáo, hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa đôi đũa trong cuộc sống thường ngày và tại sao người Nhật lại thích được tặng Đũa trong những dịp kỷ niệm nhé!

MỤC LỤC [Hiện]

    Nguồn gốc, lịch sử của đôi đũa

    Trong suốt chiều dài của lịch sử, đôi đũa đã trở thành vật dụng ăn uống được lựa chọn không chỉ ở Nhật Bản, mà nó là truyền thống văn hoá ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và một số Quốc gia khác. Là một phần của văn hóa địa phương, đũa thường xuất hiện trong nhiều huyền thoại và phong tục dân tộc khác nhau. Vậy đũa ra đời từ khi nào và có ý nghĩa gì?

    Đôi đũa có khởi nguồn từ Trung Hoa

    Nhiều quan điểm cho rằng, đũa được phát minh bởi vị hoàng đế Trung Hoa huyền thoại Hạ Vũ, trong thời gian nền văn minh bị đe dọa bởi lũ lụt. Quá bận rộn với công việc về cải tạo hệ thống đê điều và điều khiển dòng nước, Hạ Vũ không thể dành thời gian để gặp vợ và các con nên ông phải dùng bữa một mình. Một lần, khi được nhân công đưa đến một hòn đảo, Hạ Vũ nhóm lửa và nấu một nồi thịt. Sốt sắng lấp đầy dạ dày của mình và trở lại với công việc đang diễn ra chứ không đợi cho nồi thịt nguội, ông đã bẻ vài cành nhỏ từ một nhánh cây và gắp thịt trực tiếp từ nồi nước đang sôi. Nhìn thấy điều kì thú này, nhân công bắt chước ông và thế là, đũa ra đời từ đó. Xem thêmQuà tặng cho người nước ngoài

    Tranh bông lúa mạ vàng được nhiều Doanh nghiệp tặng cho đối tác, khách người nước ngoài

    Khác với các Quốc gia Phương tây, thì Ở các nước châu Á, dùng bữa với đũa dần dần trở nên phổ biến thay vì dùng dao, bởi điều này được xem là thô lỗ. Người ta thường cắt thức ăn trước khi nấu vì các miếng nhỏ hơn có thể được nấu chín nhanh hơn. Khổng Tử là một triết gia sống vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, ông được biết đến với câu nói: “Người đàn ông lịch thiệp “không cho phép dao trên bàn của mình”.

    Người Nhật sử dụng đũa từ khi nào?

    Trong quá trình giao lưu văn hóa với người Trung Quốc, các nhà buôn, các sư sãi đã du nhập đũa vào Nhật Bản. Người Nhật bắt đầu sử dụng đũa trong cung đình, sau đó lan ra các gia đình quan lại giàu có vào khoảng thời gian từ năm 710 đến 794 (Thời kỳ Nara trong lịch sử Nhật Bản). Đũa trong cung đình Nhật Bản lúc đó có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng. Đũa của vua và những người thuộc hoàng tộc thì ngắn, đũa của các quan lại dài hơn. 

    Người Nhật Bản thích được tặng những món quà chế tác thủ công của Việt Nam

    Khoảng thời gian từ 1185 trở đi, đũa được dùng phổ biến trong đời sống nhân dân Nhật Bản nhưng quan niệm đũa dài, ngắn trong dân gian thì ngược lại với cung đình. Đũa của cha mẹ phải dài hơn đũa của con cái. Đũa của chồng dài hơn đũa của vợ, đũa của anh dài hơn đũa của em.

    Đôi đũa được làm từ nguyên liệu gì?

    Một số Quốc gia Á Đông có đặc điểm chung là sử dụng đôi đũa trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên chất liệu để sản xuất những đôi đũa đó lại có nhiều điểm khác biệt.

    Đặc điểm đũa tại Việt Nam, Hàn Quốc

    Tại Việt Nam thì đôi đũa thường được làm từ tre, lứa, hoặc gần đây một số tỉnh Miền Nam sản xuất đũa từ thân cây dừa. Từ bé, người Việt đã được dạy cầm đũa, thói quen khi sử dụng đũa trong quá trình ăn uống hay chế biến, nấu nướng. Việt Nam phân loại nhiều loại đũa khác nhau, như đũa dùng khi ăn cơm, đũa dùng để xào nấu, đũa để múc cơm (đũa cả)..

    Đối với Hàn Quốc, bạn có thể dễ dàng bắt gặp tại quán ăn, nhà hàng hay trong mỗi gia đình thì các đôi đũa thường được làm từ kim loại, thường có chiều dài ngắn và bé hơn đũa của Việt Nam và Nhật Bản.

    Tại Trung Quốc, các đôi đũa thường to và dài hơn đũa Việt Nam, cũng tuỳ khu vực, người Trung Quốc cũng làm đũa từ tre lứa, gỗ...

    Đặc điểm đũa của Nhật bản

    Đa phần các đôi đũa được sử dụng tại được làm từ gỗ, đây là điều khác biệt hoàn toàn với Việt Nam và Hàn Quốc, và đũa của người Nhật thường bé và ngắn. Lý giải vì sao người Nhật ko dùng đũa bằng kim loại, hoặc đũa dài, hoặc dùng dao dĩa bằng kim loại như người phương Tây, Theo quan điểm của Richard Bowring, một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nhật Bản người Anh cho rằng: “Đũa Trung Quốc và Việt Nam dài và hơi to quá nên khó sử dụng”. Dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ đề thẩm mỹ học gắn nhiều với phong tục, tập quán. Ở Nhật Bản, một món ăn truyền thống nổi tiếng là món Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như người Nhật sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như dao, dĩa theo kiểu người phương Tây.

    Đôi đũa trong đời sống thường ngày của người Nhật Bản

    Việc dùng đũa trong đời sống thường nhật đã được người Nhật nâng lên thành một nét nghệ thuật. Trong mỗi bữa ăn đều có quy tắc dùng đũa riêng, và với từng món ăn khác nhau thì có những loại đũa chuyên dụng. Do thói quen ăn nhiều cá và các loại hải sản nên đũa của người Nhật thường nhỏ và có phần đầu khá nhọn. Quy tắc dùng đũa cũng một phần nói lên nghệ thuật ẩm thực tinh tế của người Nhật Bản.

    Cách dùng đũa của người Nhật khá đặc biệt: trên bàn ăn luôn có một đôi đũa chung để gắp thức ăn từ đĩa chung vào bát của mình. Nếu không có đũa chung, họ sẽ trở ngược đầu đũa của mình để gắp thức ăn rồi lại dùng đầu đũa cũ để ăn. Người Nhật ngày nay cũng như người Trung Quốc, người Việt Nam, ăn xong sẽ rửa sạch đũa để dùng lại. Trong mỗi gia đình, mọi người có một đôi đũa riêng, khách đến nhà sau khi dùng xong bữa thì đũa của họ ăn gia chủ sẽ vứt đi biểu hiển sự trong sạch của người dân xứ sở Mặt trời mọc.

    Tại sao người Nhật thích tặng nhau đũa?

    Nếu trong dịp năm mới hay sinh nhật hoặc dịp kỉ niệm nào đó bạn nhận được món quà từ người Nhật là những đôi đũa đẹp mắt và tinh xảo thì cũng đừng vội ngạc nhiên. Đây là nét văn hoá độc đáo trong thói quen tặng quà của người Nhật Bản. Họ quan niệm đôi đũa chính là cầu nối giúp gắn kết tình cảm giữa người tặng và người được nhận quà. Đũa – はし trong tiếng Nhật cũng có nghĩa là “cây cầu”

    Tặng đũa có ý nghĩa gì trong văn hoá người Nhật?

    Theo một cách giải thích khác, đôi đũa thường dùng để “gắp lấy” những điều may mắn, và đôi đũa thì luôn luôn có đôi có cặp. Tặng đũa cũng là mong người nhận có thể đón nhận hay “gắp lấy” những điều tốt lành họ hằng mong ước và cũng là lời cầu chúc tình duyên sớm tìm được một nửa của mình.

    Chọn quà tặng cho người Nhật Bản

    Với tất cả những ý nghĩa tốt lành đó, bức tranh đôi đũa vàng gắn giá đỡ hoa Mai chính là món quà tặng ngoại giao thích hợp dành cho người Nhật. Hình ảnh đôi đũa được chế tác thủ công gắn trên giá đỡ là cánh hoa mai đang bung nở mang vẻ đẹp tinh tế mà trang nhã.

    Bức tranh đôi đũa vàng gắn giá đỡ hoa Mai do Golden Gift Việt Nam chế tác

    Một điều thú vị nữa hoa Mai cũng chính là một trong những loài hoa biểu trưng cho đất nước Nhật bản xinh đẹp. Hoa Mai có màu vàng tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái nhưng lại mang vẻ đẹp dịu dàng, đáng yêu, gần gũi với đời thường. Ai cũng có thể trồng Mai và thưởng thức Mai.

    Tặng tranh đôi đũa cho người Nhật Bản cũng chính là thể hiện thành ý tốt lành của người nhận khi bạn đã dày công tìm hiểu về văn hoá và sở thích của người Nhật, chắc chắn những vị khách Nhật khó tính cũng phải ngạc nhiên thích thú trước món quà bất ngờ mà đầy thú vị này. Ngoài ra để có thêm nhiều sự lựa chọn về quà tặng ngoại giao nói chung và quà tặng người Nhật Bản nói riêng, bạn có thể tham khảo thêm gian hàng Quà nước ngoài của Golden Gift Việt Nam. Chúc các bạn sớm tìm đươc món quà ưng ý.

    Những chủ đề liên quan quà tặng đũa trong văn hóa người Nhật

    Ý nghĩa đôi đũa trong văn hóa Nhật

    Tranh đũa làm quà tặng người Nhật

    Tặng đũa cho khách Nhật

    Quà tặng cao cấp cho người Nhật

    Lưu ý khi tặng quà cho người Nhật

    Tân Việt/ Golden Gift Việt Nam.