Giỏ hàng

Hình ảnh chú Heo trong tranh Đông Hồ

Lợn là con vật thuộc 12 con giáp, rất thân thiện và gần gũi với con người. Lợn cũng là con vật mà hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, hội họa. Đặc biệt, lợn được xuất hiện thường xuyên trong các bức vẽ của người nghệ nhân xưa trong tranh dân gian Đông Hồ.

MỤC LỤC [Hiện]

    Bức tranh lợn của dòng tranh Đông Hồ

    Khi nói về các bức tranh dân gian vẽ con lợn người ta luôn nghĩ đến các bức tranh Đông Hồ, điều đó thực dễ hiểu vì tranh Đông Hồ là dòng tranh nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay. Con lợn trong tranh Đông Hồ là một trong những con vật được tạo hình đẹp nhất. Có lẽ vì Đông Hồ là làng tranh giữa một vùng quê, nên đã có cái nhìn đẹp như vậy về một con vật nuôi tượng trưng cho ấm no, sung túc.

    Tranh Đông Hồ có rất nhiều chủ đề riêng cho lợn. Có hai chủ đề chính là lợn độc (lợn ăn cây dáy) và đàn lợn âm dương. 

    Ý nghĩa tranh Đông Hồ lợn ăn cây ráy

    Bức tranh lợn ăn cây ráy được các nghệ nhân sáng tác với hình ảnh chú lợn mũm mĩm đáng yêu đang ngoạm cây ráy. Vậy ý nghĩa của bức tranh Đông Hồ lợn ăn cây ráy là gì? Mời các bạn đọc tiếp nội dung bên dưới:

    Nội dung của bức tranh Đông Hồ lợn ăn cây ráy

    Người nghệ nhân sáng tác bức tranh “Lợn ăn cây ráy” mô tả Lợn trong tư thế ngang với một thân hình đồ sộ, mũm mĩm chiếm gần hết bức tranh. Chú Lợn đang đứng, đuôi cong, tai vểnh, bốn chân hơi chụm tạo thế chống để dồn sức goặm cây ráy.

    Đặc điểm của hầu hết các chú lợn trong bức tranh như: Mõm dài với cái miệng rộng đến mang tai như cái gầu dai. Mà ông bà có câu “miệng gầu dai ngày nhai hai gánh cám” chứng tỏ đây là loại heo hay ăn chóng lớn.

    Cái lưng võng bụng sa là loại heo phàm ăn chóng mập. Trên lưng các con heo ta thấy nghệ nhân thường vẽ một viền đai màu khác hẳn đồng thời mọc một mảng lông đổ theo chiều khác thì loại heo đó giống tốt, ăn khoẻ đi nhiều và chóng lớn.

    Cây ráy màu xanh là loại thức ăn phổ biến của chú lợn. Mồm heo rộng, đang ngậm chặt, bẻ ngang cây lá ráy, toàn thân đồ sộ của nó hơi đổ về phía sau với thế khoẻ mạnh và dứt khoát.

    Trên bức tranh Lợn ăn cây ráy không có dòng chữ Hán, chữ Nôm đề tự như những bức tranh khác. Nhưng với ngần ấy mô tô, ta cũng phần nào hiểu được bức tranh.

    Ý nghĩa của bức tranh dân gian Đông Hồ lợn ăn cây ráy là gì?

    Hình các con vật được tạo nét chắc khoẻ mà mềm mại, không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm hình thể. Trên lưng con lợn có xoáy âm dương thể hiện ước nguyện cho sự phát triển, sự sinh sôi.

    Có thể hình ảnh trong đời sống sinh hoạt, có những chú lợn nhỏ, lợn gầy. Tuy nhiên, trong các bức tranh dân gian Đông Hồ, chú lợn luôn xuất hiện với dáng vẻ đầy đặn, béo tốt.

    Cũng như muốn thể hiện ước mơ bao đời của người nông dân: Heo béo tốt là kết quả lao động thành công theo năm tháng của người nông dân. Con heo là niềm vui, là nơi họ gửi gắm tình cảm: “Lợn đói một bữa bằng người đói nửa năm”. Nghệ nhân đã chọn lựa và sáng tác nó với cả một tình cảm yêu mến gắn bó thiết tha.

    Và vì thế, bức tranh lợn ăn cây ráy còn cầu chúc cho sự sung túc, ấm no và an nhàn. Mong cho cuộc sống và công việc luôn an nhàn, phát triển, sung túc và thịnh vượng.

    Ý nghĩa tranh lợn ý có xoáy âm dương

    Tranh Đàn Lợn Âm Dương là bức tranh mang tính truyền thống lâu đời xuất phát từ làng Tranh Đông Hồ. Bức Tranh Đàn Lợn Âm Dương ít ai biết rằng trong tranh ẩn chứa thông điệp giúp gia đình bình an, thịnh vượng. Ngày Tết xum vầy, dù ai đi xa cũng sẽ trở về đoàn viên quây quần bên gia đình.

    Tranh Đàn Lợn Âm Dương hay tranh lợn đàn là bức tranh tả cảnh 5 con lợn đang ăn cây ráy cùng nhau. Trong đàn có 1 con lợn mẹ và 5 con lợn con. Trên bụng và mông mỗi con đều có 2 vòng thái cực âm dương. Tranh Lợn đàn : hình tượng Lợn béo, dáng trông nghiêng. Nó vừa là cái đẹp hữu hình, vừa là ẩn chứa quan niệm về ngũ hành.

    Trong dân gian có rất nhiều những sự vật, hiện tượng mang tính biểu tượng. Con Lợn là một hình ảnh của sự sinh sôi, nảy nở, ấm no, phát triển. Chẳng vậy mà ông bà xưa có câu: “Giàu nuôi chó, khó nuôi heo”, hay: “Đàn bà thì phải nuôi heo/ Thời vận đang nghèo nuôi chẳng đặng trâu”. Hình ảnh người phụ nữ với tính âm như Đất, đại diện cho sự sinh sôi, nuôi nấng vạn vật, thì phải biết nuôi heo để tăng gia cho gia đình, giúp đức lang quân chăm lo cho gia đình sung túc, đầm ấm.

    Mặt Lợn to, tai lớn. Mắt có vành mi. Mõm Lợn nghiêng, nhưng Mũi lại gần như quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và động. Ngấn mõm đều có 3 ngấn, và không quên hai ngón mép của con Lợn như đang ăn ngấu nghiến. Bàn chân Lợn có 3 móng, trông rất vững chân đế. Lưng Lợn với độ cong hơi võng, được thể hiện bằng một hoặc hai nét to bản. Hình dáng và đường nét to dầy đã tạo nên con lợn có dáng béo, khỏe, vững chãi. Như thể hiện về phồn thịnh của tăng gia sản xuất, đời sống ấm no, hạnh phúc thanh bình.

    Chủ đề khác liên quan hình ảnh chú heo trong tranh Đông Hồ

    Chú heo trong tranh Đông Hồ

    Tranh heo Đông Hồ

    Tranh Đông Hồ ở đâu?

    Tranh Đông Hồ là tranh gì?

    Mưa tranh heo Đông Hồ ở đâu?

    Thu Trang/ Golden Gift Việt Nam