Giỏ hàng

Mâm cỗ cúng ông công ông táo bao gồm những gì?

Theo quan niệm dân gian, Táo quân cai quản bếp lửa và nắm rõ mọi chuyện trong nhà nên mọi người thường làm lễ tiễn ông Táo về chầu Trời rất trang trọng vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Vậy mâm cỗ cúng ông công ông táo bao gồm những gì? Cùng tham khảo qua chia sẻ bên dưới của Golden Gift Việt Nam.

MỤC LỤC [Hiện]

    Thông thường, khi cúng ông công ông táo, các gia đình Việt thường chuẩn bị chu đáo một mâm cỗ, khấn vái, dâng hương để tiễn ông Táo về chầu trời.

    Ý nghĩa ngày cúng ông Công ông Táo

    Ý nghĩa ngày cúng ông Công ông Táo gắn liền với tập tục ăn Tết nguyên đán của người Việt. Ông cha ta quan niệm rằng, một năm sẽ bắt đầu từ Tết nguyên đán đến ngày 23 tháng Chạp khi ông Táo lên chầu trời và báo cáo công việc dưới dạ giới. Để được Táo quan phù hộ, các gia chủ thường làm lễ đưa ông táp về trời. Đến ngày 30 Tết họ sẽ đón ông Táo về trời để ăn Tết cùng gia đình. Sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình, bởi vậy, việc tiễn ông công ông Táo lên chầu trời thể hiện sự trân trọng, yêu quý của gia chủ với những vị thần cai quản của gia đình.

    Người xưa cũng cho rằng, Táo Quân là người nắm rõ các hoạt động của gia chủ dưới hạ giới. Khi bẩm báo với Ngọc Hoàng, Ngài sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, khen thưởng hay quở trách. Bởi vậy các gia đình thường thực hiện nghi lễ cúng ông công ông Táo mong ông sẽ "nói tốt" về gia đình mình, cho gia đình được bình an, may mắn trong năm tới.  

    Mâm cúng ông công ông táo gồm những gì

    Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần cầu kỳ nhưng vẫn phải chu đáo, thể hiện được sự trang trọng và tấm lòng của gia chủ. Vậy Mâm cúng ông công ông táo gồm những gì?

    Theo tìm hiểu của Golden Gift Việt Nam, mâm cúng ông công ông Táo tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương sẽ có các vật phẩm khác nhau. Có gia đình cúng chay, có gia đình cúng mặn. Nếu cúng mặn, bạn có thể tham khảo một số vật phẩm sau:

    • 1 đĩa gạo
    • 1 đĩa muối
    • 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
    • 1 bát canh mọc hoặc canh măng 
    • 1 đĩa xào thập cẩm
    • 1 đĩa giò 
    • 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
    • 1 đĩa chè kho
    • 1 đĩa hoa quả
    • 1 ấm trà sen
    • 3 chén rượu
    • 1 quả bưởi 
    • 1 quả cau; lá trầu

    Một mâm cỗ cúng ông công ông táo tham khảo.

    Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày đã giản tiện hơn, nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình để bày biện cho hợp lý.

    Lễ vật cúng ông Công ông Táo

    Lễ vật cúng Táo quân truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.

    Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng”.

    Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo 

    Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ cúng, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.

    Có  nhiều bản văn khấn cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp này. Các bài khấn cúng ông Công ông Táo phải đầy đủ, bài bản. Điều này thể hiện sự trang trọng, tôn nghiêm của con cháu với gia tiên. Nên khi chọn bài văn khấn ngày 23 tháng Chạp các gia đình phải hết sức lưu tâm đến nội dung của bài khấn.

    Dưới đây là bài văn khấn bạn có thể tham khảo:

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

    Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

    Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

    Con kính lạy Thần tài vị tiền

    Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này

    Tín chủ con là.............................................

    Ngụ tại......................................................

    Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần

    Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

    Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Cúng ông Công ông Táo về trời vào giờ, ngày nào đẹp nhất?

    Theo phong tục dân gian, mâm cơm và các lễ vật cúng ông Táo phải đặt ở ban thờ trong bếp. Khi cúng phải để lửa trong bếp cháy rực và thắp 3 nén nhang cạnh bếp (chuẩn bị một cốc gạo đặt cạnh bếp để cắm hương).

    Lễ cúng phải được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23/12 âm lịch và đọc bài cúng ông công ông Táo theo phong tục. Tuỳ theo điều kiện và thời gian mà có thể cúng vào buổi trưa hoặc chiều tối ngày 22 tháng Chạp đều được.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hoá, thời gian cúng tốt nhất là từ 11 giờ – 13 giờ. Do đó gia chủ cần cố gắng thu xếp thời gian và chuẩn bị lễ vật đầy đủ để cúng lễ vào khung giờ trên.

    Lễ cúng ông công ông Táo cũng là lúc chuẩn bị cho một năm mới an vui. Đầu năm mới, nét văn hoá của người Việt cũng gắn liền với những món quà tặng ý nghĩa đầu xuân. Đây cũng giống như những lời chúc tốt lành đến bố mẹ, ông bà, bạn bè, đồng nghiệp.

    Những điều lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

    • Trước khi đọc văn khấn bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự, để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.
    • Đọc văn khấn phải đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc to, rõ ràng, rành mạch.
    • Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
    • Không cúng sau 12 giờ ngày 23
    • Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp
    • Không thả cá chép từ trên cao xuống

    Ngoài ra, việc chuẩn bị mâm cơm cúng, lễ vật cúng, trái cây, rượu, trà... cũng quan trọng không kém trong nghi thức tiễn ông Công ông Táo về trời. 

    Quà tặng ý nghĩa năm 2024

    Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn có thể tìm cho mình những món quà Tết 2024 thật độc đáo. Trong đó, quà tặng mạ vàng là một gợi ý tốt, được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Màu vàng được phủ bên ngoài cũng tượng trưng cho phú quý, tài lộc, rất thích hợp để tặng trong dịp năm mới.

    Tranh đôi cá vờn trang mạ vàng là quà tặng Tết độc đáo mang ý nghĩa phúc lộc dồi dào, cuộc sống an vui.

    Bên cạnh đó, quà tặng mạ vàng còn có mẫu mã rất đa dạng và phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Nếu người thân, bố mẹ, ông bà, bạn có thể tặng tranh phúc lộc thọ mạ vàng, tranh chữ Cha, Mẹ mạ vàng, tranh đôi cá, tranh đôi đũa mạ vàng. Nếu là bạn bè đồng nghiệp, sếp, đối tác thì có thể chọn thuyền buồm phong thuỷ mạ vàng, cành hoa sen mạ vàng, tượng 12 con giáp phong thuỷ mạ vàng, đặc biệt là tượng Rồng mạ vàng, linh vật đại diện cho năm Giáp Thìn 2024.

    Với những thông tin về việc chuẩn bị cho lễ cúng ông công ông táo trên đây, hi vọng bạn đã nắm vững hơn các bước và thực hiện thành công.

     

    Thu Trang/ Golden Gift Việt Nam