Giỏ hàng

Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục cúng ông công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam. Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp người Việt lại chuẩn bị những mâm cỗ thịnh soạn cùng các loại vàng mã, tiền giấy và cá chép vàng để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.  Vậy nguồn gốc tục lệ cúng ông công ông táo và ý nghĩa phong tục này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua chia sẻ bên dưới của Golden Gift Việt Nam.

MỤC LỤC [Hiện]

    Theo tín ngưỡng cổ truyền, thì nguồn gốc của tục cúng ông công ông táo chính là là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian một cách khách quan, trung thực. 

    Nguồn gốc tục lệ cúng ông Công, ông Táo

    Nguồn gốc tục lệ cúng ông Công ông Táo bắt nguồn từ câu chuyện truyền thuyết Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện hạ giới. Đến đêm giao thừa, táo quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc của mình.

    Việc cúng ông công ông táo xuất phát từ tín ngưỡng tôn trọng, thờ cúng thánh thần. Vì táo là vị thần cai quản bếp núc, báo cáo cho thiên đình nên có thể thấy, việc tốt xấu, may rủi của gia đình sẽ phụ thuộc vào sự báo cáo của các thần. Bởi vậy, cúng ông công ông táo để đưa ông về trời cũng là một cách để mong ông Táo báo cáo tốt về gia đình mình.

    Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa thành sự tích táo quân với 3 vị thần là thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc, gọi chung là táo quân hoặc ông táo.

    Nguồn gốc cúng ông công ông táo bắt nguồn từ một sự tích truyền miệng.

    Truyện kể rằng Thị Nhi và Trọng Cao là vợ chồng, ăn ở với nhau mãi nhưng chưa có con, vì vậy dần dần Trọng Cao chì chiết vợ. Một lần hai vợ chồng gây gổ lớn, Trọng Cao đuổi vợ đi. Thị Nhi đến một làng khác thì gặp Phạm Lang. Hai người nên duyên vợ chồng.

    Về phần Trọng Cao, sau khi đuổi vợ đi thì hối hận nên đi tìm. Ngày ngày qua tháng nọ, Trọng Cao hết tiền phải đi ăn xin. Không ngờ anh xin đúng nhà của Thị Nhi. Cô thấy vậy nên mủi lòng, mời vào nhà ăn uống. Đúng lúc chồng về nên Thị Nhi sợ chồng nghi oan, giấu Trong Cao ra đống rơm sau vươn.

    Nào ngờ Phạm lang đốt rơm lấy tro bón ruộng. Vô tình đốt cháy Trọng Cao. Thị Nhi thấy vậy thì nhảy vào lửa định cứu chồng cũ ra, Phạm Lang nhìn thấy vợ nhảy thì cũng nhảy theo khiến cả 3 cùng chết trong đống lửa. Ngọc Hoàng cảm động nên phong 3 người làm vua bếp.

    Ý nghĩa của ngày cúng ông công, ông Táo

    Ý nghĩa của ngày cúng ông Công ông Táo gắn liền với tín ngưỡng của người Việt, luôn thờ thần bếp để mong muốn một cuộc sống luôn đầm ấm, hạnh phúc.

    Người Việt quan niệm ba vị Thần táo cai quản việc của gia đình, quyết định phúc đức của gia đình. Những việc làm đúng đắn sẽ được các táo ghi lại tích phúc dày lên và nguowicj lại nếu ăn ở không tốt cũng sẽ bị các Táo ghi lại, Phúc ngày càng mỏng. Để ngày 23 tháng chạp, gia chủ làm lễ cúng để đưa ông Táo lên chầu trời, một mặt thể hiện được sự tôn trọng, yêu quý của mình với các vị thần thánh, mặt khác cũng hi vọng ông công ông Táo có thể báo cáo tốt về gia đình mình.

    Ngày cúng ông công ông Táo cũng là lúc để mọi người trong gia đình đoàn tụ bên mâm cơm cuối năm, để cùng hưởng hương vị Tết và cảm nhận sâu sắc về tín ngưỡng của dân tộc.

    Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?

    Nghi lễ cúng ông Công ông Táo không cần quá rườm nhưng cũng phải chỉn chu, đúng với phong tục tập quám của từng vùng. Theo nghi lễ chung mà Golden Gift Việt Nam tìm hiểu thì lễ cúng ông công ông Táo không thể thiếu nhang đen, mâm ngũ quả, lễ mặn, giấy tiền, hoa tươi và bộ mũ áo cho ông công ông táo.

    Trong đó, bộ mũ ông Công ba cỗ (tức 3 chiếc) gồm 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ cho các ông thì có 2 cánh chuẩn, mũ cho Táo bà thì không có. Trên mũ trang trí bằng những hình tròn lóng lánh và đường dây kim tuyến sặc sỡ. Ở một số nơi, để giản tiện người ta chỉ cúng 1 mũ ông công có hai cánh chuồn kèm theo một chiếc áo và 1 đôi hia bằng giấy.

    Màu sắc của mũ áo ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành. Năm nào thì dùng màu hợp với năm đó. Những đồ vàng mã này sau lễ cúng sẽ được hóa vàng cùng với bài vị cũ. Sau đó gia chủ lập bài vị mới cho ông Công ông Táo.

    Đặc biệt, trong mâm lễ cúng không thể thiếu cá chép vàng. Bởi theo quan niệm dân gian  vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình. Bạn nên chuẩn bị 2-3 chú cá chép sống đm thả ở ao hồ, phóng sinh để đưa ông công ông Táo lên chầu trời. Phóng sinh không chỉ thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp mà còn thể hiện sự từ bi của người Việt.

    Nên cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào?

    Sau khi chuẩn bị lễ vật thì gia chủ sẽ sắp xếp thời gian và bài khấn để bắt đầu cúng ông Công ông Táo. vậy nên cúng ông Công ông Táo và giờ nào là chuẩn nhất?

    Theo các chuyên gia văn hóa, 23 tháng Chạp là lúc ông Táo bắt đầu khởi hành cưỡi cá chép để bay về trời. Bởi vậy, lễ cúng nên làm tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng chạp. Nên tiến hành trước giờ Ngọ của ngày 23 để ông táo kịp lên đường. Nếu gia đình nào vì hoàn cảnh điều kiện không cho phép phải cúng vào buổi tối thì cũng nên có lễ xin thành tâm, mới ứng nghiệm.

    Sau khi chọn giờ, gia chủ sẽ đọc bài cúng ông Táo rồi thực hiện nghi lễ. Sau khi hương cháy hết, các gia đình dọn dẹp, lau rửa lại ban thờ, rút tỉa chân hương đảm bảo không gian thờ cúng sạch sẽ, thanh tịnh trước khi ông công ông táo trở lại trần gian.

    Những lưu ý và kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo

    Để lễ cúng ông công ông Táo diễn ra đúng phong tục, không làm phật lòng thần thánh, bạn cần chú ý một số điểm trong việc dâng lễ cúng cũng như thời gian, bài khấn ông công ông táo...

    Cụ thể, Golden gift Việt Nam tổng hợp giúp bạn những lưu ý và kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo như sau:

    Khi cúng ông công ông táo, mâm lễ mặn thường không thể thiếu. Bạn nên chuẩn bị một số món để bày biện khi làm lễ đưa ông công ông Táo về trời.

    Lễ vật cúng ông công ông táo nên chuẩn bị đầy đủ kèm thời gian và văn khấn. Bạn nên mua hoa quả tươi, ngon, đẹp mắt, các lễ vật khác cũng nên chuẩn bị chu đáo nhất. Thời gian cúng tốt nhất là vào giờ Ngọ trong ngày 23 tháng Chạp.

    Trước khi đọc văn khấn, gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự thể hiện sự tôn kính của mình với các vị thần. Đọc văn khấn nên nghiêm túc, to rõ ràng và thành tâm.

    Lễ cúng ông Công ông Táo không nên cầu sung túc tài lộc mà chỉ nên mong ông Táo sẽ báo cáo tốt về gia đình mình. Bạn có thể đặt 1 mâm lễ dưới bếp và 1 mâm lễ ở ban thờ gia tiên bởi ông công, ông Táo khác nhau.

    Khi thả cá chép, bạn thả từ từ xuống sông, không thả từ trên cao xuống.

    Lời kết

    Tục lệ cúng ông Công ông táo là nét văn hóa đẹp thể hiện tín ngưỡng của người Việt. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục cúng ông Công ông Táo, qua đó chuẩn bị lễ cúng thật chu đáo, tươm tất và đúng phong tục.

    Lễ cúng ông Công ông Táo cũng báo hiệu năm mới sắp tới gần. Bạn cũng đừng quên tham khảo mua sắm các sản phẩm quà tặng mạ vàng để chuẩn bị cho mùa Tết năm nay tại Golden Gift Việt Nam nhé! 

    Những ngày đầu xuân, để thể hiện tình cảm của mình, người Việt thường có văn hoá quà tặng, mừng lì xì. Những quà tặng mạ vàng do Golden Gift chế tác được làm thủ công tinh xảo, đẹp mắt, gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, hứa hẹn sẽ mang lại sự độc đáo, đẹp mắt và ý nghĩa cho những người thân, bạn bè, sếp, khách hàng, đối tác của bạn

    Cành hoa mai mạ vàng tượng trưng cho sắc xuân ngập tràn là quà tặng Tết ý nghĩa trong năm nay.

    Quà tặng tết Golden Gift Việt Nam chế tác có mẫu mã đa dạng như tranh Phúc Lộc Thọ, bộ sưu tập tượng Hổ phong thuỷ mạ vàng cho năm Nhâm Dần 2022, tranh đôi đũa mạ vàng, tranh đôi cá mạ vàng, tranh thuyền buồm phong thuỷ mạ vàng, cành hoa sen mạ vàng, tượng 12 con giáp mạ vàng... 

    Ngoài ra, bạn có thể chọn những quà tặng được thiết kế riêng, phù hợp với văn hóa, bản sắc của công ty, doanh nghiệp.

    Tết năm 2022 sắp đến, hãy cùng bố mẹ người thân người thân tận hưởng hương vị Tết thật sự ấm áp nhé

     

    Gia An/ Golden Gift Việt Nam