Giỏ hàng

Cây bồ đề có tác dụng gì trong đời sống và y học?

Cây bồ đề là một loài cây mang ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo đối với các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong phong thủy, lá bồ đề mạ vàng còn giúp gia chủ gặp nhiều vận may, cơ hội trong cuộc sống, công việc. 

MỤC LỤC [Hiện]

    Cây bồ đề là cây gì?

    Cây bồ đề có tên khoa học là Ficus Religiosa. Một số ơi trên thế giới gọi đây là loài câu giác ngộ. Cây có nguồn gốc ở tây nam Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Dương về phía đông tới Việt Nam. Với đặc tính ưa sáng, dễ tính nghi, cây có thể sinh trưởng và phát triển trong nhiều môi trường khác nhau. Do đó, cây được trồng khắp các tỉnh thành, vùng miền ở Việt Nam.

    Cây bồ đề có thân gỗ lớn, lớp vỏ ngoài xù xì tạo thành vảy cùng lớp gỗ bên trong cứng cáp, chắc chắn. Cây phân nhánh nhiều, từ thân chính cũng mọc ra nhiều rễ phụ cắm xuống đất. Đặc tính này khá giống với cây đa - một trong những loại cây quen thuộc ở nước ta.

    Lá bồ đề là lá đơn, có dạng hình trái tim, đầu nhọn, phía cuống lá hơi vòng tạo thành 2 nửa như trái tim. Lá cây khi nôn có màu nhạt hơi đỏ, già hơn sẽ chuyển màu xanh đậm đồng thời nổi lên những gân lá đặc trưng. Cây rụng lá vào những ngày mùa thu tuy nhiên cây thường không rụng trụi mà sẽ có những chiếc lá xanh bao phủ trên cây.

    Hình ảnh cây bồ đề gắn liền với Phật giáo, được xem là biểu tượng của quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật. Bởi vậy lá bồ đề được chế tác thành nhiều vật phẩm phong thủy khác nhau mang ý nghĩa bảo hộ và mang đến sự bình yên cho mọi nhà.

    Một số hình ảnh cây bồ đề

    Bồ đề là loại cây được trồng khá phổ biến ở các nước Châu Á. Hình ảnh cây bồ đề được nhiều nhiếp ảnh gia, người dân, Phật tử chụp lại phục vụ cho công việc và đời sống. Hình ảnh cây bồ đề còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, hội họa hay các bức tranh làm quà tặng...

    Cùng Golden Gift Việt Nam chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bồ đề đẹp dưới đây:

    Cây bồ đề có tác dụng gì trong đời sống và y học

    Cây Bồ Đề tại chùa Trấn Quốc

    Cây bồ đề có tác dụng gì trong đời sống và y học

    Đình Tân Đông – Ngôi đình độc đáo nằm trong cây bồ đề

    Cây bồ đề có tác dụng gì trong đời sống và y học

    Cây bồ đề bonsai đẹp mắt

    Cây Bồ đề có những công dụng gì đối với con người?

    Cây Bồ đề không chỉ gắn liền với hình ảnh phật giáo mà còn có nhiều công dụng trong đời sống con người. 

    Cây bồ đề trang trí tạo cảnh quan, tạo bóng mát

    Công dụng đầu tiên của cây bồ đề là tạo trang trí cảnh quan cho đường phố, công viên hay khuôn viên vườn, Do có đặc điểm tán lá rộng, cây cho bóng mát nên thường được trồng để tạo không khí dễ chị, thông thoáng, nhất là trong những ngày hè.

    Ngoài ra, cây cũng được trồng trong chậu tạp thế bonsai trang trí cho nhà cửa, khuôn viên của công ty hay gia đình. Người ta cho rằng, trồng cây bồ đề sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

    Thanh lọc không khí, bảo vệ môi trường

    Câu bồ đề cũng có tác dụng thanh lọc không khí, bảo vệ môi trường. Bởi cây có thể điều hòa và thanh lọc các chất độc, giảm tiếng ồn hiệu quả. Cây bồ đề mang lại không gian thoáng đãng, mát mẻ nên được nhiều người yêu thích và trồng phổ biến. Cũng như nhiều loại cây xanh cho bóng mát khác, cây bồ đề giúp cho hành tinh của chúng ta thêm sạch sẽ, giảm bớt khói bụi và khí CO2.

    Công dụng y học của cây bồ đề

    Cây bồ đề còn có tác dụng trong y học, là một loại dược liệu quý, có tác dụng giảm đau, trị được nhiều bệnh như lở loét, ghẻ hay các bệnh về hô hấp, hen suyễn, tiêu chảy, tiểu đường.

    Nhựa cây bồ đề giúp trừ tà, hạ khí, an thần nên rất được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp bị mệt do trúng gió độc hay khí độc không tốt cho sức khỏe.

    Tác dụng của lá cây bồ đề trong phong thuỷ và phật giáo

    Bồ đề được xem là loài cây thiêng liêng, biểu tượng cho Phật giáo. Có rất nhiều tuyền thuyết xung quanh loài cây này được lưu truyền đến ngày nay.

    Nguồn gốc hình ảnh cây bồ đề gắn liền với Phật giáo

    Theo các điển tích về Phật giáo, cây bồ đề gắn liền với hành trình đắc đạo của Đức Phật. Ngài đã ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề, giác ngộ giáo lý nhà Phật để rồi sau đó truyền giáo lý và hướng Phật cho mọi người. Chính vì vậy, cây bồ đề được xem như loại cây tượng trưng cho sự bình an, may mắn, trí tuệ và giác ngộ.

    Trong tiếng Phạn, cây bồ đề cũng có nghĩa là thức tỉnh, thông suốt.

    Ý nghĩa thiêng liêng của Lá Bồ Đề

    Lá bồ đề có hình trái tim, thường đường liên tưởng với sự ấm áp đầu tình người. Bởi vậy, ý nghĩa lá bồ đề cũng chính là tình thương, sự từ bi của đức Phật. Bởi vậy, lá bồ đề được chế tác thành các vật phẩm phong thủy may mắn. Trong đó, lá bồ đề mạ vàng được nhiều người ưa chuộng bởi vừa có tính phong thủy, vừa được chế tác đẹp mắt, sang trọng.

    Lá bồ đề có hình dạng giống trái tim nên cũng tượng trưng cho tình thương, sự từ bi của Đức Phật luôn dành cho con người

    Bồ đề cũng là loại cây tượng trưng cho sự may mắn, thiêng liêng nên rất được nhiều người lựa chọn để trồng. Nó có thể giúp thành viên trong gia đình thêm bình an, công việc thuận lợi, mọi sự như ý.

    Ngoài ra, bồ đề cũng giúp tâm chúng ta thêm tĩnh tại, tu hành đúng lối để an yên trong lòng. Lá bồ đề nhắc nhở chúng ta phải luôn sống tốt hướng thiện, tích phúc đức về sau.

    {{https://quavang.vn/products/la-bo-de-ma-vang,https://quavang.vn/products/tuong-phat-di-lac-ma-vang,https://quavang.vn/products/tuong-phat-ba-quan-am-ma-vang}}

    Cũng bởi vậy mà hiện nay, nhiều gia đình việt bài trí lá bồ đề mạ vàng trong nhà hoặc trong xe ô tô, trên gian thờ để cầu mong bình yên, hạnh phúc cho gia đình.

    Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề

    Cây bồ đề là loài cây khá dễ thích nghi với môi trường, bởi vậy, bạn có thể tham khảo cách trồng và chăm sóc cây bồ đề mà Golden Gift Việt Nam gợi ý dưới đây nhé!

    Nhân giống cây bồ đề

    Bồ đề có nhiều phương pháp nhân giống khác nhau như giâm bằng hạt hoặc giâm cành, chiết cành. Mỗi phương pháp có một đặc điểm khác nhau, tuy nhiên, các phương pháp nhân giống vô tính như chiết cành đang được ưa chuộng hơn.

    Các cành giâm của cây bồ đề được chọn phải là cành khỏe mạnh, các cành bánh tẻ là phù hợp nhất, cành không bị sâu bệnh hại và không già cỗi.

    Cách trồng cây bồ đề

    Cách trồng cây bồ đề cũng khá đớn giản, bạn chỉ cần chọn bầu cây, đào hố tương ứng với bầu, để hố phơi khoảng 1 tháng, bón vôi và bổ sung thêm các phân bón hữu cơ. Sau khi chuẩn bị xong,  chúng ta đặt bầu cây xuống dưới hố, tháo bỏ các vỏ nilong bên ngoài bầu cây rồi lấp đất. 

    Có thể sử dụng các cây chống xung quanh để tạo độ an toàn cho cây. Sau đó tưới nước cho cây.

    Chăm sóc cây bồ đề

    Cây bồ đề không khó để chăm sóc, bạn lưu ý một số điểm sau đây là có thể giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt

    Cây bồ đề ưa sáng nên bạn cần phát quang cỏ dưới gốc và các cành lá xung quanh che chắn ánh sáng của cây.

    Giai đoạn đầu của cây bồ đề, bạn nên tưới đủ nước để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Có thể 2 ngày tưới 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Không tưới vào buổi trưa hoặc nhiệt độ cao dễ dẫn đến sốc nhiệt.

    Nên trồng cây bồ đề nơi thoáng mát và nhận được ánh sáng tốt nhất đồng thời cắt tỉa các cành lá héo, khô và sâu bệnh hại để cây có dáng đẹp và không tạo môi trường lây bệnh.

    Thực hiện bón phân định kỳ 3 tháng đến 5 tháng đầu. Khoảng nửa năm sau bạn có thể bón 1 lần/100gram/1 gốc loại phân bón NPK. Nếu cây có sâu bệnh, bạn có thể sử dụng  các loại thuốc như Score, Topsin M, Anvil… để phun trừ bệnh phấn trắng, sử dụng regent cho các loại sâu đục thân, bọ trĩ…

    Như vậy, cây bồ đề có nhiều tác dụng trong đời sống và y học và cả tác dụng phong thủy. Việc trồng và chăm sóc cây cũng không quá khó khăn. Hi vọng những thông tin Golden Gift cung cấp trên sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về loài cây thiêng liêng này.

    Hải Yến/Golden Gift Việt Nam